Ngành Cơ điện tử – ngành học chiến lược trong thời đại 4.0

Các thiết bị thông minh hóa đều xuất phát từ các ứng dụng của ngành Cơ Điện tử: Hệ thống sản xuất tự động, Máy gia công CMC, Máy in 3D, xe tự lái, máy rửa bát, máy pha cafe…xuất hiện trong đời sống xã hội của chúng ta hiện nay. Các sản phẩm này là sự kết hợp giữa Cơ khí, hệ thống điều khiển và máy tính.

Nếu từng lĩnh vực riêng thì không thể nào sản xuất ra được những sản phẩm này, ngành học này đã đem tri thức trong việc phát sinh ý tưởng, kết hợp chế tạo từng thiết bị mới, hiện đại tạo ra giá trị cho cuộc sống trong thời đại 4.0 đã cho thấy bước ngoặt quan trọng của ngành học hiện nay.

Ngành Cơ Điện tử trong thời đại 4.0
Ngành Cơ Điện tử trong thời đại 4.0

Ngày nay thế giới đã bước vào giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các thiết bị thông minh hóa, quy trình cũng như các phương thức sản xuất ở các nước nói chung và nước ta nói riêng đều đầu tư các dây chuyền sản xuất tự động, hiện đại  đều xuất phát từ các ứng dụng của ngành học cơ điện tử do đó ngành học này đóng vai trò quan trọng thời đại công nghiệp ngày nay. 

Bên cạnh các trường đào tạo ngành cơ điện tử ngày xuất hiện một nhiều, về mặt thực tế thì trình độ chuyên môn ngành điện điện tử  tại Việt Nam chỉ đạt mức trung bình so với thế giới. Đại học Duy Tân với chương trình đào tạo tiên tiến được “nhập khẩu” từ trường Đại học Purdue, Mỹ. Hàng năm, giảng viên khoa điện tử được gửi sang tập huấn tại ĐH Purdue hoặc được các giáo sư từ ĐH Purdure sang trực tiếp đào tạo tại trường. Sinh viên theo học chương trình Cơ Điện tử chuẩn PNU sẽ được các giáo sư ĐH Purdure trực tiếp giảng dạy và chứng chỉ  hoàn tất môn học sau khi kết thúc khóa học. 

ĐH Duy Tân đạt chuẩn kiểm định ABET
Chất lượng đào tạo Đại học Duy Tân đạt chuẩn kiểm định ABET

Với thời gian đào tạo 4,5 năm, sinh viên ngành Cơ Điện tử sau khi hoàn tất khóa học sẽ nắm vững được các kiến thức chuyên ngành và thực nghiệm trên các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành học này sẽ có khả năng

  • Phân tích, thiết kế các loại máy móc Cơ, Điện tử và các hệ thống điều khiển dây chuyền thiết bị.
  • Vận hành các thiết bị và dây chuyền sản xuất trong công nghiệp.
  • Tổ chức và triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống Cơ – Điện tử.
  • Tổ chức, quản lý và điều hành quá trình thiết kế và sản xuất.
  • Tham gia đào tạo cán bộ kỹ thuật về Công nghệ kỹ thuật Cơ, Điện tử.

Nhu cầu nhân lực ngành học này đang ở vị trí khá cao và duy trì sức hút trong tương lai 10 năm tới , không chỉ có thể làm việc ở các vai trò khác nhau, các kỹ sư cơ điện tử có thể trở thành các nhà sáng chế và khởi nghiệp với các sản phẩm đặc trưng của riêng mình. Hãy tìm hiểu và tham gia thảo luận nếu bạn quan tâm đến ngày học này nhé!

Chúc các bạn thành công.