Kiến thức kỹ năng
Phát minh bóng đèn của Edison
Cùng tìm hiểu về phát minh bóng đèn của Edison- Thiết bị chiếu sáng quen thuộc đối với những thế hệ gần đây qua bài viết sau nhé!
Lịch sử bóng đèn
- Thời Cổ đại – đèn dầu được sử dụng rộng rãi. Đây là vật dụng đơn giản chỉ cần một bình chứa, một ít dầu và bấc. Trong suốt lịch sử, một số công cụ khác được dùng để thắp sáng: nến, lò sưởi, v.v.
- Thời Trung cổ, chỉ những người giàu có và các giới giáo sĩ mới có thể đủ điều kiện để sử dụng nến làm bằng sáp ong. Trong khi đó, những người thuộc tầng lớp thấp hơn phải hài lòng với những cây nến làm từ mỡ động vật. Mỡ động vật khi đốt tạo ra khói đen dày đặc và tỏa ra mùi hôi thối khủng khiếp.
- Đầu thế kỷ 18, đèn dầu đã có một số cải tiến kỹ thuật, cụ thể là với đầu đốt và bấc. Có vẻ thật khó mà hình dung, nhưng đèn dầu và nến là nguồn thắp sáng chủ yếu cho đến cuối thế kỷ 19.
Và sự ra đời của bóng đèn sợi đốt đã thực sự thay đổi cuộc sống của chúng ta kể từ đó đến nay. Nhiều người trong số chúng ta khắc ghi rằng Thomas Edison là người sáng tạo ra bóng đèn, rằng ông đã thử hàng nghìn lần để tạo ra bóng đèn sợi đốt mà chúng ta sử dụng ngày nay.
Tìm hiểu các phát minh thú vị khác:
- Bạn có biết: Nguồn gốc chiếc máy cày?
- https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4953&pid=2064&lang=vi-VNH
Câu chuyện về Phát minh bóng đèn của Edison
Thomas Edison (11/2/1847 – 18/10/1931) là một nhà phát minh đã cho ra đời rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống nhân loại trong thế kỷ 20. Trong đó, thành tựu nổi tiếng nhất có lẽ chính là việc chế tạo ra bóng đèn điện sợi đốt đầu tiên, điều đã giúp Edison được ca ngợi như nhà phát minh lỗi lạc bậc nhất mọi thời đại.
Để biến điện năng thành ánh sáng, Edison đã làm hàng nghìn thí nghiệm nhằm tìm ra vật liệu thích hợp làm dây tóc bóng đèn. Khi liên tục gặp thất bại, bị công kích là “người hoang tưởng”, “quân lừa bịp”, Edison vẫn không nản chí. Ông vẫn trung thành với khát vọng của bản thân. Thomas Edison đã thất bại hơn 10.000 lần trước khi phát minh ra bóng đèn, nhưng ông không bao giờ gọi đó là thất bại, mà xem đó như những cơ hội để học hỏi.
Sau hàng nghìn lần thất bại, cho đến một ngày, Edison tình cờ sờ vào cái nút tòn ten ở trên khuy áo khoác rồi thốt lên: “Đây rồi! đây chính là cái mà ta sẽ dùng làm dây tóc!”. Tiếp theo, ông cho cái sợi chỉ vào một cái khuôn niken, nung trong lò lửa suốt 5 giờ đồng hồ để sợi chỉ biến thành than. Sau khi để nguội, ông lấy sợi chỉ ra, cho vào một vật chứa bằng thủy tinh đã được tạo chân không ở bên trong, để sợi chỉ không bị đốt cháy rồi cho dòng điện đi qua. Edison hồi hộp, băn khoăn, không biết dòng điện sẽ chạy được trong bao lâu? Nhưng kết quả thật mỹ mãn, sợi dây tóc sáng liên tục được tới 45 tiếng. Giống như thí nghiệm của mình, mặt Edison cũng sáng lên vì sung sướng.
Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Edison, nhân loại đã có được ánh sáng của đèn điện như ngày hôm nay. Về sau, cùng các cộng sự của mình, Edison còn tạo tạo ra nhiều thiết bị để cải tiến và cách tân công nghệ.