Học ngành Điện tử Viễn thông, cần phải biết những điều này!

Ngành Điện tử Viễn thông, nghe tên thấy “oai” và nghe đồn học ngành này ra trường rất giàu. Có thật vậy không mọi người, có thật là ai học ngành này ra trường cũng thành công? Và nếu mình là phái “yếu” thì có nên thử sức ở ngành học vốn được coi dành cho các bạn nam này không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ngành Điện tử Viễn Thông: Học gì & làm gì?
Ngành Điện tử Viễn Thông: Học gì & làm gì?

Ngành Điện tử Viễn thông, học những gì?

Thông tin đào tạo Đại học ngành Điện tử Viễn thông.

Hiện có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành này ví dụ như Đại học Công nghệ – ĐHQGHN, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông tại miền trung thì có Đại học Bách Khoa, Đại học Duy Tân … Nhân lực cho ngành này hiện đang cung không đủ cầu, nên cơ hội nghề nghiệp rất đa dạng

Theo học ngành Điện tử Viễn thông, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, truyền thông. Bên cạnh đó sinh viên có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như mạng không dây; mạng truyền số liệu; hệ thống phát thanh truyền hình; công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh.

Muốn thành công khi học ngành Điện tử Viễn thông, bạn cần có những tố chất gì?

  1. Thông minh và năng động Là ngành công nghệ mới do đó đòi hỏi bạn phải có tố chất thông minh, năng động và niềm đam mê tìm hiểu các công nghệ mới trên thế giới để áp dụng nó vào thực tế
  1. Tính kiên trì, nhẫn nại Khi làm nghiên cứu khoa học tính kiên trì và nhẫn nại luôn đòi hỏi trước tiên vì nếu bạn không có tính kiên trì và nhẫn nại thì khi một hệ thống gặp khó khăn, bạn khó có thể giải quyết được sự cố xảy ra.
  1. Phải có mục tiêu và đam mê Đây là điều không thể thiếu cho sự thành công ở bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực khoa học nào và không ngoại trừ Điện tử, Viễn thông. Phải có niềm đam mê, quyết tâm theo đuổi công việc thì bạn mới có thể tự mình đề ra mục tiêu phấn đấu, định hướng rõ ràng, lên kế hoạch cụ thể cho công tác học tập và nghiên cứu của mình.
  1. Khả năng ngoại ngữ Đây là yếu tố không thể thiếu trong ngành. Các công nghệ mới, các chuẩn mới đưa ra đều được viết bằng tiếng nước ngoài nếu bạn không có khả năng ngoại ngữ thì bạn khó có thể nắm bắt được các công nghệ mới. Ngược lại, với khả năng ngoại ngữ tốt, bạn có thể tự tin rằng bạn đã đi được một nửa chặng đường.
  1. Khả năng làm việc theo nhóm Để theo học ngành học này ngoài việc bạn có năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập thì bạn cũng phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Đối với người Việt Nam chúng ta, khả năng này còn yếu, do vậy bạn sẽ phải rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để sau này có thể thích ứng ngay được với yêu cầu của công việc.
    nganh-dien-tu-vien-thong
    Nhóm sinh viên nghiên cứu AI – khoa Điện điện tử – Đại học Duy Tân

Nữ có nên theo học ngành Điện tử Viễn thông?

Đây là ngành học mặc định của các bạn nam, hiện nay nếu bạn là nữ có nên học ngành Điện tử Viễn thông vốn được coi là ngành học dành cho các bạn nam này không? Thật ra bạn nữ sẽ gặp vài khó khăn khi đi học và đi xin việc như: sức khỏe, thể hình sẽ thua các bạn nam nên sẽ hạn chế khi làm việc mà phải bưng bê, lắp ráp, di chuyển nhiều sẽ yếu thế hơn. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực khác như: kiểm tra lỗi, vẽ-thiết kế sơ đồ mạch… , nói chung là những việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, nhạy cảm thì các bạn nữ sẽ có lợi thế hơn các bạn nam. Do đó, các bạn nữ học ngành Điện tử viễn thông là hoàn toàn bình thường nếu như thật sự thích thú và đam mê ngành học này

Với những thông tin bài viết trên đây, hi vọng các bạn có thu thập được một số thông tin và đặc biệt là các bạn nữ, chúng ta cũng đủ tự tin để thử sức với ngành học này! Hãy chăm chỉ, học tốt, rèn luyện tất cả các kỹ năng (ngoại ngữ, vi tính) và tìm hiểu không ngừng đồng thời hãy theo dõi các thông tuyển dụng thì các bạn sẽ đảm nhận được vị trí công việc tốt sau khi ra trường các bạn nhé!

Bình luận ở “Học ngành Điện tử Viễn thông, cần phải biết những điều này!

  1. Pingback: Tìm hiểu ngành Điện tử Truyền thông | Ngành Điện tử

  2. Pingback: Ngành Điện tử Viễn thông tại miền trung | Ngành Điện tử

Đã đóng bình luận