Ngành điện tử viễn thông đang đóng vai trò then chốt

Điện tử Viễn thông. Học gì? Học ở đâu? Học ngành này là quyết định đúng đắn?

Bài viết hôm nay sẽ nói về ngành điện tử viễn thông. Hi vọng góp phần nào thông tin để các bạn thí sinh nắm bắt trong quá trình chọn ngành, chọn nghề phù hợp cho mình trước ngưỡng cửa tương lai.

Điện tử viễn thông – ngành học đang có tính bao trùm và ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều ngành nghề khác hiện nay. Ngành học này đang đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Các cụm từ  “then chốt, không thể thiếu, rộng rãi” đó là những cụm từ được sử dụng để nói về ngành Điện tử viễn thông. 

Điện tử viễn thông đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế - xã hội
Điện tử viễn thông đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế – xã hội

Vậy vì sao, động cơ nào khiến ngành nghề này lại có sức thu hút lạ kỳ đến vậy?

Điện tử viễn thông là ngành học được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy ngành học này đã được nhà nước và các doanh nghiệp chú ý, quan tâm và đầu tư mạnh mẽ vì nó không chỉ góp phần vào sự phát triển ngành điện tử viễn thông nói riêng mà còn góp phần phát triển các ngành nghề thuộc lĩnh vực khác như: kỹ sư sản xuất vi mạch, chip, linh kiện điện tử dùng trong điện thoại di động, tivi, vệ tinh vv… Nói chung là tất cả các dụng cụ liên quan đến điện tử thì ngành điện tử viễn thông có thể làm được.

Sinh viên được đào tạo những gì khi học ngành điện tử viễn thông?

Tại ĐH Duy Tân, sinh viên theo học ngành điện tử viễn thông được đào tạo các kiến thức cơ bản về nền tảng kỹ thuật ví dụ như: thiết kế chip, sản xuất chip, các kiến thức về CNTT ứng dụng trong đời sống.

Nhu cầu nhân lực hiện nay cho ngành điện tử viễn thông như thế nào?

Do hiện trạng hiện nay là sinh viên kỹ thuật được đào tạo tại Việt Nam không được nhiều như những ngành nghề thuộc khối Kinh tế, xã hội khác. Mục tiêu trong khoảng 20 năm tới rất cần nhiều nhân lực thuộc ngành kỹ thuật nói chung và Điện tử viễn thông nói riêng ( khoảng > 20.000 nhân lực). Vì vậy cơ hội nghề nghiệp cho ngành học này rất lớn. Khi ra trường SV có thể làm cho các tập đoàn lớn: Intel, Renesas (Nhật), Applied Micro Vietnam, Arrive Technology, Splendid Technology, …hay các tập đoàn trong nước như : viettel, VNPT, EVN Telecom, SFONE,… với vai trò kỹ sư thiết kế hệ thống, mạng lưới, kỹ sư thiết kế chip hoặc kỹ sư tự động hóa trong các nhà máy…

Đa số SV khi tốt nghiệp ra trường thì môi trường đào tạo khác hẳn môi trường làm việc sau khi ra trường. Tại ĐH Duy Tân, khi ngồi trong ghế nhà trường, SV được cử đi thực tập …để sinh viên có tác phong chuyên nghiệp và hòa nhập với môi trường làm việc thực tế của mình sau này.

“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” . Vì vậy, các bạn hãy lựa chọn và theo đuổi ngành nghề của mình một cách thông minh và quyết tâm, vì nếu quyết tâm thì chúng ta học rất tốt và cơ hội thành cao đến với các bạn sau này. 

Chúc các bạn thành công!