Nhận xét về ngành Điện tử tại Việt Nam

Ngành Điện tử tại Việt Nam càng trở nên “đắt giá” bởi đào tạo hiện tại chưa đủ đáp ứng cung cầu. Đứng trước thực trạng đó, ngành học này đã trở thành “đích ngắm” đầy hấp dẫn đối với các sĩ tử trong việc đăng ký lựa chọn ngành học.

Ngành Điện tử tại Việt Nam ( Ảnh minh họa)
Ngành Điện tử tại Việt Nam ( Ảnh minh họa)

Cơn bão cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, kéo theo đó là sự phát triển của ngành Trí tuệ Nhân tạo. Hàng loạt các thiết bị điện tử hiện đại ra đời dựa trên việc khai thác triệt để tiến bộ của khoa học, công nghệ nhằm mang đến hiệu quả cao trong lao động, sản xuất. Chính vì lẽ đó,

Ngành Điện tử tại Việt Nam

Ở Việt Nam, thị trường lao động đang khan hiếm nguồn nhân lực ngành Điện tử do sự phát triển hệ thống tự động hóa trong ngành công nghiệp và xu hướng đổi mới không ngừng của công nghệ. Theo nghiên cứu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trình độ chuyên môn của lao động ngành Điện tử chưa cao. Trong đó, có đến 68,75% nhân công không có trình độ, bằng cấp, đa phần là những lao động thủ công, lắp ráp, vận hành máy móc, thiết bị.

Hiện nay, ngành Điện tử ở nước ta phát triển chủ yếu là do sự đầu tư trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử đến từ các tập đoàn đa quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản. Nhân sự làm việc trong ngành này lên đến 500.000 lao động, trong đó, chiếm trên 85% lao động dưới độ tuổi 35. Tuy nhiên, nguồn nhân lực cung ứng cho thị trường luôn trong tình trạng “thừa số lượng, mỏng chất lượng”. Do vậy, nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực vẫn không ngừng tăng cao và đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng chuyên môn vững chắc.

Triển vọng nghề nghiệp ngành Điện tử

Ngày nay, các trường Đại học không ngừng đổi mới mô hình đào tạo, cập nhật những công nghệ tiên tiến để truyền thụ kiến thức, kỹ năng chuyên môn, giúp sinh viên có cơ hội việc làm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Do đó, ngành Điện tử là ngành học tiềm năng và rất có triển vọng trong tương lai.

Ngành Điện Tự động – Thu nhập cao, nhiều việc làm
Ngành Điện Tự động – Thu nhập cao, nhiều việc làm

Hiện tại, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng tăng của xã hội, Đại học Duy Tân đang triển khai đào tạo 3 chuyên ngành: Điện tử – Viễn thông, Cơ Điện tử chuẩn PNU, Điện – Điện tử chuẩn PNU. Với chương trình đào tạo tiên tiến nhập khẩu từ trường Đại học Purdue cùng các giảng viên là người nước ngoài, sinh viên sẽ được nắm vững các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao và được thực hành trên các phương tiện kỹ thuật hiện đại để trở thành các kỹ sư Điện – Điện tử đạt chuẩn quốc tế.

Sau khi tốt nghiệp, các tân cử nhân ngành Điện tử có thể đảm nhiệm các vị trí như:

  • Kỹ sư Điện tử tại các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện; công ty điện lực; các công ty quản lý và bảo trì các mạng viễn thông.
  • Nhân viên tư vấn thiết kế, vận hành mạng lưới điện tại các khu chế xuất, các xí nghiệp sản xuất công nghiệp hóa và điển tử hóa.
  • Giảng viên giảng dạy các bộ môn thuộc ngành Điện tử tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học có đào tạo.
  • Tự thành lập doanh nghiệp Điện tử và điều hành hoạt động.

Nhiều chuyên gia khuyến cáo, ngành Điện tử ở Việt Nam đang tăng trưởng khá nhanh, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được đẩy lên đến “đỉnh điểm” để có thể “giữ vững chỗ đứng” trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trước thực tế đó, nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang “loay hoay” trong việc tìm kiếm các tài năng trẻ, sáng tạo và nhiệt huyết. Chính vì vậy việc quyết định theo đuổi ngành Điện tử và các chuyên ngành liên quan là lựa chọn rất chính xác mà các bạn trẻ cần phải chú ý.