Kiến thức kỹ năng
GenZ chọn ngành Điện tử. Liệu đây là ngành học hái ra tiền?
GenZ chọn ngành Điện tử. Liệu đây là ngành học hái ra tiền? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Hiện nay lĩnh vực điện tử chi phối tất cả mọi mặt của cuộc sống con người, và trở thành ngành nghề quan trọng trong đời sống, sản xuất kinh doanh. Ngành Điện tử có liên quan tới rất nhiều lĩnh vực như: sản xuất, truyền tải, phân phối, biến đổi và sử dụng điện năng, triển khai áp dụng kỹ thuật công nghệ vào lĩnh vực kỹ thuật điện cho các máy móc thiết bị, các dây chuyền sản xuất trong nhà máy xí nghiệp nhằm mục đích tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm và giải phóng sức lao động trực tiếp cho con người.
GenZ chọn ngành Điện tử. Chương trình đào tạo ngành Điện tử tại ĐH Duy Tân có gì nổi bật?
Môn xét tuyển học bạ
- Toán, Lý, Hóa
- Văn, Toán, Lý
- Văn, Toán, Hóa
- Văn, Toán, Ngoại ngữ
Mã ngành: 7510301
Mã Chuyên ngành: 113 (PNU)
Chương trình đào tạo ngành Điện Điện tử tại ĐH Duy Tân chính thức trở thành chương trình đào tạo đạt chuânt kiểm định chất lượng ABET của Mỹ
Là các chuyên ngành học thuộc chương trình tiên tiến do ĐH Duy Tân liên kết với ĐH PURDUE – 1 trong 10 cơ sở đào tạo Kỹ Thuật hàng đầu của Mỹ với thế mạnh về Điện Tử
Đặc biệt, sinh viên ngành Điện tử tại ĐH Duy Tân ược tiếp xúc với doanh nghiệp từ rất sớm, ngay từ năm thứ nhất nếu sinh viên có nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm thì Nhà trường và khoa sẵn sàng làm cầu nối giới thiệu. Vì vậy, tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp qua các năm đạt tỉ lệ khá cao, thậm chí sinh viên năm cuối còn đang trong quá trình bảo vệ khóa luận tốt nghiệp cũng đã được trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp tại các đơn vị.
CƠ ĐIỆN TỬ: ngành học kết hợp giữa Điện tử & Cơ khí. Các sản phẩm được sản xuất thông dụng hàng ngày của chuyên ngành này như: máy photocopy, ổ đĩa máy tính, máy sấy quần áo, robot các loại…
ĐIỆN – ĐIỆN TỬ: ngành học mang tính sáng tạo cao, yêu cầu có sự kết hợp giữa kiến thức vững chắc về khoa học, toán học và khả năng làm việc tập thể để có thể làm ra các hệ thống điều khiển, theo dõi và vận hành thiết bị công nghiệp, tiện ích gia dụng, hệ thống giao thông-viễn thông, các tiện ích phục vụ đời sống hàng ngày của con người
Cơ hội việc làm sinh viên ngành Điện tử sau tốt nghiệpChắc hẳn đây là vấn đề được rất nhiều bạn Điện tử sinh viên sẽ được làm việc trong các xí nghiệp, doanh nghiệp, trạm biến áp hay các khu công nghiệp hoặc bất cứ cơ quan nào có liên quan đến lĩnh vực thiết bị điện, điện tử. Một số công việc bạn có thể đảm nhận bao gồm:
chuyên viên tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới, hệ thống điện trong các công ty, doanh nghiệp, nhà máy điện lực hay các trạm biến áp…
Làm việc trong các công ty, doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa, điện tử hóa…
Đảm nhận các công việc trong Tổng cục Bưu chính viễn thông hay Tổng cục Điện tử Việt Nam…
phòng thí nghiệm, các trung tâm nghiên cứu dưới vai trò là một cán bộ nghiên cứu khoa học.
Tham gia trực tiếp vào việc tư vấn, thiết kế, vận hành mạng lưới điện tại các công ty, doanh nghiệp, nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất công nghiệp hay các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa
Đây là ngành học hiện đang rất hot, thu hút nhiều sinh viên, hứa hẹn sẽ còn phát triển rực rỡ trong nhiều năm sắp tới. Do đó, Đại học Duy tân tin rằng ngành này hoàn toàn có thể là một sự lựa chọn phù hợp cho các bạn có đam mê trong lĩnh vực điện, điện tử.