Kỹ thuật cơ điện tử trong các lĩnh vực công nghiệp và y tế

Trong thực tế, việc ứng dụng của kỹ thuật cơ điện tử được tìm thấy trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm trong lĩnh vực công nghiệp và y tế.

Ngành Cơ Điện tử là gì?

Cơ điện tử là một nhánh của ngành kỹ thuật điện tử và cơ học, kết hợp các nguyên lý của điện tử, cơ học và máy tính để tạo ra các giải pháp kỹ thuật mới.

Hiện nay và trong thời gian tới, Cơ điện tử được xác định là một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển khoa học – công nghệ của Việt nam.
Hiện nay và trong thời gian tới, Cơ điện tử được xác định là một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển khoa học – công nghệ của Việt nam.

Tìm hiểu ứng dụng kỹ thuật cơ điện tử trong các lĩnh vực công nghiệp và y tế

Ứng dụng Kỹ thuật Cơ điện tử trong lĩnh vực công nghiệp

Việc ứng dụng kỹ thuật cơ điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và cải tiến các hệ thống tự động hóa trong sản xuất như:

Hệ thống khoan sử dụng để gia công các chi tiết bằng cách sử dụng các bộ điều khiển cơ điện tử.

Hệ thống giám sát và tự động hóa trong các nhà máy sản xuất thép cũng được sử dụng để giảm thiểu thời gian dừng sản xuất và tăng hiệu suất.

Ứng dụng Cơ điện tử trong y tế

Kỹ thuật cơ điện tử đóng một vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý bằng cách sử dụng các điện cực để ghi lại hoạt động điện tử của các cơ bắp nhằm chẩn đoán các bệnh về các cơ bắp của bệnh nhân như bệnh Parkinson và bệnh mô liên kết cơ ngoài ra còn được ứng dụng khácnhư máy đo huyết áp điện tử, máy đo nồng độ oxy trong máu và máy ECG/EKG cũng được sử dụng để khám phá các vấn đề khác nhau liên quan đến sức khỏe của con người.

Kỹ thuật cơ điện tử đóng một vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý
Kỹ thuật cơ điện tử đóng một vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý

Tiềm năng ngành Kỹ thuật Cơ điện tử

Nhu cầu nhân lực ngành học này đang ở vị trí khá cao và duy trì sức hút trong tương lai 10 năm tới , không chỉ có thể làm việc ở các vai trò khác nhau, các kỹ sư cơ điện tử có thể trở thành các nhà sáng chế và khởi nghiệp với các sản phẩm đặc trưng của riêng mình trong các lĩnh vực công nghiệp và y tế, tuy nhiên không chỉ giới hạn ở đó mà còn nhiều ứng dụng khác đang được nghiên cứu và phát triển.

Đại học Duy Tân với phương pháp học lý thuyết song song thực hành cùng chương trình đào tạo tiên tiến được “nhập khẩu” từ trường Đại học Purdue, Mỹ. Hàng năm, giảng viên khoa điện tử được gửi sang tập huấn tại ĐH Purdue hoặc được các giáo sư từ ĐH Purdure sang trực tiếp đào tạo tại trường. Sinh viên theo học chương trình Cơ Điện tử chuẩn PNU sẽ được các giáo sư ĐH Purdure trực tiếp giảng dạy và chứng chỉ  hoàn tất môn học sau khi kết thúc khóa học.

Với thời gian đào tạo 4,5 năm, sinh viên ngành Cơ Điện tử sau khi hoàn tất khóa học sẽ nắm vững được các kiến thức chuyên ngành và thực nghiệm trên các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Sinh viên tự tay thực hiện một đồ án kết thúc môn của mình dưới sự hướng dẫn của các thầy cô để sáng tạo ra các mô hình cơ điện tử như các bộ phận, chi tiết của các loại máy móc tự động, thiết bị thông minh,… đều nằm trong tầm tay của các bạn.

Để thẳng tiến vào Đại học Duy Tân ở ngành học này và các ngành học khác, ngoài xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 và điểm thi ĐGNL 2023 của ĐHQG-HCM, chọn phương thức xét học bạ cũng là cách hay.

⏩Link đăng ký xét tuyển học bạ tại đây:https://duytan.edu.vn/tuyen-sinh/xettuyenhocbatructuyen/