Kiến thức kỹ năng
Những câu hỏi thường gặp về tuyển sinh đại học ngành điện tử 2019
Trước mùa tuyển sinh 2019, có rất nhiều câu hỏi của các bạn thí sinh và cả phụ huynh quan tâm đến những vấn đề liên quan đến ngành Điện – Điện tử như: ngành Điện – Điện tử học những gì, những kỹ năng có được khi theo học ngành Điện – Điện tử là gì, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của cử nhân ngành Điện – Điện tử ra sao,… Hãy cùng tìm hiểu những câu hỏi thường gặp về tuyển sinh đại học ngành Điện – Điện tử năm 2019 dưới đây nhé!
Để theo học ngành Điện – Điện tử cần có những tố chất gì?
Để theo đuổi và có khả năng thành công cao hơn với ngành Kỹ thuật Cơ điện tử, bạn cần những tố chất như: học tốt các môn Toán học, Vật lý, Hóa học. Đây là những môn học có ý nghĩa nền tảng giúp bạn có thể dễ dàng nắm bắt được tính quy luật thông tin qua đó dễ dàng xử lý, vận hành các hệ thống kỹ thuật phức tạp hơn trong thực tế. Ngoài ra bạn cần có “tình yêu” làm việc với máy móc, tư duy logic, tư duy sáng tạo, đam mê công nghệ để vượt qua những trở ngại trong công việc khi phải làm việc thường xuyên và lặp đi lặp lại với hệ thống máy móc phức tạp, có ý thức tiếp thu kiến thức công nghệ mới cần thiết cho công việc.
Ngành Điện – Điện tử đào tạo những kiến thức và kỹ năng gì?
Theo học ngành Điện – Điện tử, sinh viên sẽ được trang bị hệ thống kiến thức và kỹ năng thực hành chuyên môn về máy tính, robot, các thiết bị điện tử, các hệ thống kiểm soát khác nhau và cách sử dụng các hệ thống tự động trong sản xuất. Bên cạnh đó, sinh viên còn được đào tạo kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực Điện tử, Truyền thông và được tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như mạng không dây; mạng truyền số liệu; vi ba số; hệ thống phát thanh truyền hình; công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh,…
Ngành Điện – Điện tử có những chuyên ngành nào? Xét tuyển những tổ hợp môn nào?
Tùy theo từng cơ sở đào tạo mà ngành Điện – Điện tử có nhiều tên chuyên ngành khác nhau, cơ bản là: Điện tự động; Điện tử Viễn thông, Hệ thống Nhúng,…
Những tổ hợp môn xét tuyển của ngành Điện – Điện tử thường thấy ở một số cơ sở đào tạo hiện nay: Toán, Lý, Hoá ( A00); Toán, KHTN, Văn (A16); Văn, Toán, Lý (C01); Văn, Toán, Anh (D01); Văn, Toán, Hoá (C02), …
Cơ hội nào cho sinh viên theo học ngành Điện – Điện tử
Ngành Điện – Điện tử là sự kết hợp của nhiều ngành liên quan như ngành cơ khí, công nghệ thông tin, điện tử. Đây là ngành đang được đánh giá cao bởi sự quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại khi đang ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm tiện ích với tính năng vượt trội. Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ điện tử, bạn có thể đảm nhận các vị trí: nhân viên vận hành hệ thống kỹ thuật Điện – Điện tử và dây chuyền sản xuất; Thiết kế và chế tạo hệ thống điều khiển tự động; Dây chuyền sản xuất công nghệ; Thiết kế và thi công các hệ thống mạng viễn thông và truyền thông; Thiết kế, chế tạo các phần cứng và xây dựng các phần mềm phục vụ cho lĩnh vực truyền thông và xử lý thông tin; Thiết kế và chế tạo các hệ thống tự động phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt,…
Đọc thêm: Các trường Đào tạo ngành Xây dựng tại khu vực miền Trung