Ngành điện- điện tử: Ngành học của đam mê và phát huy tính sáng tạo

Là một ngành có tính bao trùm, tác động chung đến nền kinh tế và ảnh hưởng rộng rãi đến các ngành nghề khác. Ngành Điện điện tử đang đóng vai trò quan trọng, tích cực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Chính vì vậy, chúng ta sẽ không quá ngạc nhiên khi bắt gặp những cụm từ như: rộng rãi, không thể thiếu… được sử dụng để nói về ngành điện tử này.

Vậy ngành Điện điện tử cụ thể là gì? Nếu các bạn theo ngành học này, bạn  sẽ được đào tạo những gì? Cơ hội nghề nghiệp như thế nào? Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Nhân lực ngành điện điện tử
Nhân lực ngành điện điện tử

Là ngành học được ứng dụng rộng rãi trong mọi đời sống xã hội, không những giúp đất nước phát triển nền kinh tế hàng năm mà ngành học này còn thâm nhập vào các ngành công nghiệp khác  trong mọi lĩnh vực từ sản xuất đến đời sống thường ngày. Nhân lực học ngành học này được đào tạo các kiến thức cơ bản và nền tảng để sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng đảm nhận các công việc như: thiết kế bo mạch, chip, bảo trì hệ thống điện tử, thiết kế mạng viễn thông, thiết kế, chế tạo phần cứng và xây dựng phần mềm phục vụ cho lĩnh vực truyền thông….

Về nhu cầu nhân lực ngành học này sau khi ra trường có độ canh tranh không gay gắt do sinh viên được đào tạo ngành kỹ thuật tại Việt Nam không được nhiều, tương lai trong 20 năm tới sẽ rất cần lực lượng lao động trình độ cao ( theo thống kê Bộ KHCN cần 200.000 nhân lực ngành kỹ thuật) do đó khi theo học ngành điện- điện tử, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội lớn sau khi tốt nghiệp ra trường.

Vậy sau khi Tốt Nghiệp các bạn SV học ngành này sẽ làm việc ở đâu?

Hầu hết các SV được làm việc ở các lĩnh vực tại các  công ty nước ngoài và trong nước như:

– Các công ty kinh doanh dịch vụ viễn thông: công ty điện thoại, Vinaphone, Mobiphone, Vietel, EVN Telecom, SFONE,…

– Các công ty quản lý và bảo trì các mạng viễn thông: VTI, VTN, VDC, tổng đài địa phương,…

– Các đài truyền hình, công ty cung cấp dịch vụ truyền hình.

– Các công ty sản xuất và kinh doanh thiết bị viễn thông: CISCO, ERICSSON, ALCATEL, SIEMENS, NOKIA, ZTE, HUAWEI, FPT, …

– Các công ty thiết kế chip: Intel, Renesas (Nhật), Acronic (Mỹ – có chi nhánh tại Tp HCM và Đà Nẵng), ESilicon (Mỹ – có chi nhánh tại Tp HCM, Đà Lạt và Đà Nẵng), Applied Micro Vietnam, Arrive Technology, Splendid Technology, …

– Các doanh nghiệp có các hệ thống mạng, hệ thống thông tin liên lạc: ngân hàng, điện lực, dầu khí, hàng hải, hàng không ….

Có khó khăn tìm việc không?

Do hầu hết môi trường làm việc khác môi trường đào tạo tại trường nên sinh viên cần phải có thời gian thích nghi với công việc thực tế nhưng khi các bạn học tại trường ĐH Duy Tân, để khắc phục điều này, sinh viên từ năm 2,3  đã được nhà trường cử đi thực tập ở các công ty để được làm việc, để thích ứng với tác phong làm việc thực tế, có tính chuyên nghiệp.

Nhất nghệ tinh- nhất thân vinh, hãy lựa chọn cách thông minh ngành nghề mình theo đuổi với quyết tâm cao để nhận được nhiều cơ hội của mình trong tương lai các bạn nhé!