Kiến thức kỹ năng
Những điều cần biết về Cơ điện tử
Ngành Cơ điện tử về cơ bản là sự phức hợp của các ngành cơ khí, ngành điện tử và ngành tin học lại với nhau. Có thể nói đây là một ngành không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại.
Lấy Robot – một sản phẩm điển hình của ngành Cơ điện tử để làm giúp các bạn rõ hơn về khái niệm Cơ điện tử. Nếu là một kỹ sơ cơ khí, bạn có thể làm ra phần cứng của robot nhưng không thể làm cho phần cứng đó thể di chuyển hay có trí thông minh, trong khi những kỹ sư tin học có thể tạo ra trí thông minh nhân tạo nhưng lại không biết chế tạo ra các bộ phận của một con robot. Cuối cùng, những kỹ sư điện tử có thể kết nối và điều khiển tín hiệu, nhưng lại không biết cách kết nối bộ điều khiển đó với trí thông minh nhân tạo của robot. Chính bởi vậy, sự ra đời của Cơ điện tử và kỹ sư Cơ điện tử là điều tất yếu trong quá trình phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Mục tiêu mà Cơ điện tử hướng tới là tạo ra những sản phẩm mới có tính năng vượt trội. Có thể kể tới một số sản phẩm cụ thể trong các ứng dụng của Cơ điện tử như:
– Các loại robot phục vụ, robot công nghiệp, robot phẫu thuật…
– Các loại máy công nghiệp tự động điều khiển, hệ thống dây chuyền sản xuất tự động
– Các máy nâng chuyển, hệ thống cầu trục
– Các hệ thống điều khiển tự động trong ô tô, ô tô tự lái, máy bay, tàu thuy
– Vệ tinh, tàu vũ trụ, xe tự hành trên các hành tinh
– Các thiết bị máy văn phòng
– Máy bán hàng tự động, ATM
– Thiết bị gia dụng thông mình, hệ thống bảo vệ nhà cửa…
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ đồng nghĩa với việc Cơ điện tử đang và sẽ được đầu tư mạnh mẽ. Ngoài ra, khả năng ứng dụng của Cơ điện tử vào các ngành công nghiệp sản xuất rất rộng. Chính bởi vậy, tốt nghiệp chuyên ngành Cơ điện tử ra trường các bạn sinh viên sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ điện tử, các bạn có thể đảm nhận các vị trí như:
– Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
– Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử.
– Sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức, các bạn có thể trở thành Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
Bạn có hợp với Cơ điện tử không?
Cũng giống như những ngày liên quan tới công nghệ và kỹ thuật khác, Cơ điện tử đòi hỏi người học cũng như người làm cần có sự đam mê với máy móc và các thiết bị cơ khí – diện tử, hăng say lao động sáng tạo Sức khỏe tốt cũng là một trong những yêu cầu quan trọng đối với Kỹ sư Cơ điện tử vì họ thường xuyên phải làm việc trong môi trường tiếng ồn, khói bụi, nhiệt độ cao, áp lực công việc lớn…
Pingback: Ngành điện tử - tin học có yêu cầu cơ bản là (Content) - konkeng & konkeng