Kiến thức kỹ năng
Ngành điện tử “khát” nhân sự tay nghề cao
Ngành điện tử – Ngành học đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn nhân sự
Trong các báo cáo, thống kê thời gian 6 tháng cuối năm 2019 vừa qua, trong khi các nhóm ngành nghề về lĩnh vực quản lý/điều hành, dịch vụ khách hàng có sự tăng trưởng đồng đều về nhu cầu tuyển dụng và nguồn cung nhân sự, thì nhóm lĩnh vực điện/điện tử lại có nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong khi nguồn cung cho lĩnh vực ngành nghề này không có sự tăng trưởng vượt trội. Bên cạnh đó thì các chủ doanh nghiệp ngành nghề điện tử đang phải đối mặt với xu hướng nhảy việc của nhân viên, chỉ khoảng dưới 50% nhân sự điện tử khi được hỏi cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại mà thôi, mặc dù nhân sự làm việc trong lĩnh vực này được trả lương khá cao nhưng vẫn trong tình trạng khó khăn khi tìm ứng viên dự tuyển
Khát nhân sự điện điện tử tay nghề cao
Quá trình hội nhập quốc tế tại Việt Nam đã thúc đẩy phát triển công nghiệp, điện tử. Ngành Điện cơ khí hiện nay đã và đang xuất hiện trong các sản phẩm cần thiết không thể thiếu của đời sống hàng ngày, do đó nhiều doanh nghiệp đang thiếu hụt nguồn nhân lực về cơ khí, điện tử ngày càng nhiều. Cụ thể tại TP.HCM hiện có khoảng 1.500 doanh nghiệp hoạt động trong ngành cơ khí, với tổng số lao động đang làm việc khoảng 57.000 lao động. Dự báo nhu cầu việc làm bình quân hàng năm của ngành cơ khí đến năm 2020 là khoảng 8.100. Đặc biệt là trong khoảng thời gian sau tết này, dự đoán lĩnh vực điện tử tiêu dùng sẽ tăng mạnh về nhu cầu tuyển dụng, một số công ty sẽ vào thị trường Việt Nam và đó sẽ là một cơ hội lớn cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng.Bên cạnh đó làn sóng dịch chuyển nhà máy điện tử từ Trung Quốc sang Việt Nam với kế hoạch mở rộng quy mô mảng sản xuất điện tử nên nhu cầu tìm kiếm để tuyển dụng các vị trí như: quản lý dây chuyền sản xuất tự động; giám sát viên có tay nghề cao… trong cuối năm 2019 đầu năm 2020 đã trở nên khó khăn do khan hiếm nguồn nhân lực.
Ngành điện điện tử tại ĐH Duy Tân – Gắn chất lượng đào tạo với sử dụng nguồn lao động
Vấn đề đặt ra ở đây là cần có những giải pháp nào nhằm để thu hút người học, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm tạo ra nhân lực điện điện tử giỏi kiến thức chuyên môn, tay nghề vững có kỹ năng mềm về ngoại ngữ, tin học để sinh viên sau khi ra trường đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế. Để đáp ứng các yêu cầu kể trên, trường ĐH Duy Tân tại Đà Nẵng đã và đang triển khai đào tạo, giảng dạy sinh viên theo xu hướng hướng nghiệp để tạo ra nguồn nhân lực có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và là nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước. Ngay từ khi sinh viên đang học tại giảng đường đại học Duy Tân, thông qua quá trình hợp tác doanh nghiệp bằng các kỳ thực tập thực tế tại công ty, các nhà tuyển dụng ngành điện tử đã tạo dựng được sợi dây liên kết giữa sinh viên nhà trường, nên sau mỗi khóa tốt nghiệp ra trường, nhà trường và doanh nghiệp đều đạt chỉ tiêu ký kết hợp đồng lao động.
Với các yếu tố thực tế vừa khảo sát, thống kê trên đây có thể cho thấy rõ nét thị trường nhân lực và đầu ra của ngành Điện điện tử có chiều hướng phát triển mạnh về số lượng, chất lượng và trình độ tay nghề chuyên nghiệp.