Cuộc cách mạng 4.0 tác động thế nào đến nhân lực ngành Điện – Điện tử?

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho những “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số” ra đời. Ở đó các thiết bị máy móc thông minh giao tiếp với nhau thông qua hệ thống mạng. Điều này sẽ tạo ra sự phân hóa mãnh mẽ trong lực lược lao động đặc biệt là lao động ngành điện – điện tử.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển dựa trên các yếu tố như: trí tuệ nhân tạo AI, dữ liệu lớn Big Data, Internet kết nối vạn vật, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học…

Bên cạnh Công nghệ thông tin, Điện – Điện tử chắc chắn sẽ trở thành ngành mũi nhọn thứ 2 trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0. Các phương thức sản xuất mới rời, cũng sự xuất hiện của những dụng cụ máy móc tiên tiến có trí thông minh nhân tạo sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn trong cơ cấu lao động tại các doanh nghiệp.

Theo báo cáo về tác động của cộng nghệ của ILO, thập niên tiếp theo sẽ có khoảng gần 60% lao động ngành dệt may, thủy sản, lắp ráp …tại các quốc gia Đông Nam Á sẽ bị thay thế bởi công nghệ và máy móc hiện đại.

Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực điện – điện tử cũng đang bắt đầu tiến hành tự động hóa máy móc tuy nhiên lực lương lao động vẫn không thể đáp ứng được đặc biệt là lực lượng lao động có chuyên môn và tay nghề.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra một sự phân chia mới trong cơ cấu lao động bao gồm: nhân lực thừa hành và nhân lực sáng tạo. Thị trường lao động trong lao động sẽ đi theo hướng nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa có kiến thức chuyên môn vừa có năng lực sáng tạo và các kỹ năng mềm.

Chính bởi vậy vấn đề cấp thiết đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay chính là đầu tư vào công tác đào tạo nhân lực để có thể đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp khi đưa vào sử dụng những công nghệ mới. Nền giáo dục đại học đóng một vai trò quan trong công tác cung cấp nguồn nhân lực. Sinh viên cần được chú trọng trang bị các kỹ năng về kỹ thuật kỹ năng phân tích, làm việc nhóm, tương tác, hòa nhập và đặc biệt là khả năng học tập suốt đời bắt kịp và thích nghi với sự thay đổi cực kỳ nhanh chóng của khoa học công nghệ. Các trường đại học đào tạo Công nghệ và Kỹ thuật không chỉ là nơi cung cấp kiến thức mà còn phải trở thành “công xưởng” để sinh viên có thể cho ra đời những sản phẩm, giải pháp mới.