Những dự án phát triển năng lượng xanh của sinh viên Việt Nam

Trong bối cảnh, nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt thì những giải pháp chế tạo và sử dụng ăng lượng xanh trở thành mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Rất nhiều công ty và các trường Đại học đã và đang đề ra rất nhiều chính sách khuyến khích sinh viên sáng tạo và chia sẻ những nghiên cứ về năng lượng xanh và tiết kiệm năng lượng.

Hệ thống Phanh tái tạo chuyển đổi Ma sát thành Điện năng

Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thanh của trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng)
Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thanh của trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng)

Với dự án Là dự án “Hệ thống Phanh tái tạo chuyển đổi Ma sát thành Điện năng”, 2 sinh viên Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thanh của trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đã xuất sắc giành chức vô địch quốc gia cuộc thi Go Green in the City 2018 và được nhận giải thưởng danh giá “Women in Business” tại đêm chung kết Go Green in the City 2018 tổ chức tại Atlanta (Mỹ).

Nhận thấy việc hãm phanh thường xuyên của xe máy khi di chuyển sẽ tạo ra nhiệt năng từ ma sát của má thắng vào bánh xe. Nhóm sinh viên đã suy nghĩ “Làm thế nào để tận dụng được nguồn năng lượng này?”

Hệ thống Phanh tái tạo chuyển đổi ma sát thành điện năng có 3 bộ phận chính gọn nhẹ gồm: (1) dây phanh, (2) dynamo và (3) pin tích trữ điện được lắp vào má phanh của xe gắn máy. Trong quá trình di chuyển, khi tài xế hãm phanh, dynamo bắt đầu hoạt động tạo lực ma sát với bánh xe, thành dòng điện và dòng điện được chuyển đổi, trữ lại trong pin dự phòng gắn trên xe. Dòng điện được tích trong pin dự phòng có thể được dùng trong nhiều hoạt động sinh hoạt như: sạc pin điện thoại, thắp đèn,…

Toilet Mini Generator” – chế tạo hệ thống phát điện mini tận dụng sức nước từ hệ thống cấp nước trong hộ gia đình và urine battery – pin tạo điện từ nước tiểu

Nguyễn Công Tín và Nguyễn Thị Thanh (Đại học Duy Tân)
Nguyễn Công Tín và Nguyễn Thị Thanh (Đại học Duy Tân)

Qua khảo sát hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại Tp. Đà Nẵng, nhóm sinh viên gồm Nguyễn Công Tín và Nguyễn Thị Thanh (Đại học Duy Tân) nhận thấy lượng nước thải sau khi sử dụng ở NVSCC là một nguồn năng lượng rất tiềm năng. Nó có thể tạo ra nguồn cung cấp điện nhỏ ngay tại chỗ. Dự án Toilet Mini Generator – chế tạo hệ thống phát điện mini tận dụng sức nước từ hệ thống cấp nước trong hộ gia đình và urine battery – pin tạo điện từ nước tiểu- đã ra đời từ phát hiện đó.

Với máy phát điện thì ý tưởng là đặt cánh quạt và mô tơ trong một ống nước, khi nước chảy qua sẽ quay cánh quạt và khi mô tơ quay sẽ tạo ra điện. Với thiết kế này thì có thể lắp đặt ở hầu hết các loại ống nước, vòi nước, bồn rửa tay…Sản phẩm có thể ứng dụng ở nhiều nơi, không chỉ riêng nhà vệ sinh công cộng.

Về pin nước tiểu thì đây là một thiết bị sử dụng nước tiểu như nguyên liệu chính để phát điện, nó tương tự như pin điện hóa, điểm đặc biệt là có thể sử dụng pin ngay và liên tục, với những nhà VSCC được sử dụng thường xuyên thì nước tiểu được thay mới liên tục vì vậy không phải lo về việc hết pin.

Đây cũng là 2 sản phẩm đạt chức vô địch quốc gia cuộc thi Go Green in the city năm 2017.

Hệ thống máy lạnh gia dụng dùng nước giải nhiệt kết hợp với máy nước nóng nhằm TKNL và giảm chi phí điện

Lê Hồng Phúc, sinh viên Khoa Cơ khí, trường ĐH Bách Khoa Tp. HCM.
Lê Hồng Phúc, sinh viên Khoa Cơ khí, trường ĐH Bách Khoa Tp. HCM.

Ý tưởng của phúc là: sử dụng nước để làm mát dàn nóng của máy lạnh. Sau khi làm mát thì nguồn nước ấm này sẽ được bơm lên bồn để phục vụ sinh hoạt.

Kết quả thử nghiệm thu được như sau: máy lạnh chạy 24/24 và nước sinh hoạt có nhiệt độ ban đầu là 25 độ C., sau khi chạy qua dàn nóng của máy lạnh có nhiệt độ là 50 độ. Với kết quả như trên, hệ thống này đã giúp tiết kiệm được 40-50% lượng điện tiêu thụ.

Ngân hàng năng lượng cho thành phố thông minh

Với dự án “Ngân hàng năng lượng cho thành phố thông minh”, sinh viên Nguyễn Thị Thùy Dương và Đặng Mai Anh, Trường ĐH Ngoại Thương TP HCM đã vượt qua 8 quốc gia khác để đại diện cho toàn vùng Đông Á tham dự vòng thi chung kết toàn cầu của cuộc thi Go Green in the city 2014 tổ chức tại Paris (Pháp).

Ý tưởng của dự án là đề xuất áp dụng cơ chế hoạt động của mô hình “ngân hàng” vào quản lý điện nhằm bảo đảm mức độ ổn định về nhu cầu tiêu thụ điện cũng như khuyến khích tiết kiệm điện trên tinh thần “càng tiết kiệm càng có lợi”. Hệ thống này có thể liên kết với điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng thông qua mạng internet, đưa ra lời khuyên, cảnh báo cho khách hàng quản lý năng lượng một cách khoa học. 

Xe điện tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường

SV Bùi Như Nỉ (Khoa Cơ khí ô tô) và Cao Trọng Nghĩa (Khoa Chế tạo máy), Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, đã tự thiết kế, gia công, lắp ráp chiếc xe điện 4 bánh chở được 6-8 người sử dụng năng lượng mặt trời. Chiếc xe này sử dụng 4 tấm pin năng lượng đặt trên mui xe có kích thước 750 mm – 1.200 mm, công suất mỗi tấm khoảng 110 W để tạo năng lượng giúp xe hoạt động. Mẫu xe điện này còn độc đáo ở chỗ có hệ thống thu hồi năng lượng khi hãm phanh được lắp đặt trên động cơ bánh sau, hệ thống này giúp thu hồi năng lượng khoảng 7% cho mỗi lần phanh giúp xe tốn ít năng lượng và tích trữ điện năng để sử dụng lâu dài.