Robot và những ứng dụng trong lĩnh vực Y học

05Trong thế giới hiện đại ngày nay, chúng ta không còn cảm thấy xa lạ với sự xuất hiện của robot nữa. Với công nghệ ngày càng phát triển, những nhà chế tạo robot đang muốn chứng minh với thế giới rằng, robot hoàn toàn có thể cùng con người thực hiện rất nhiều công việc. Ở một số lĩnh vực, robot thâm chí còn thể ưu thế hơn là con người đặc biệt là những lĩnh vực đòi hỏi sự tỉ mỉ, chu đáo và cực kỳ thận trong như phẫu thuật y khoa chẳng hạn.

Robot “bác sĩ” tư vấn sức khỏe

Robot RP7 có thể thực hiện một số thao tác chuyên môn như kiểm tra các dấu hiệu quan trọng (nhịp tim, hơi thở, huyết áp…), chụp ảnh và thậm chí đọc bệnh án của bệnh nhân. Những thông tin này được chuyển đến bác sĩ tư vấn, người sẽ hướng dẫn đội ngũ y tá đưa ra những hướng điều trị thích hợp. 

Robot RP7 đầu tiên ở Anh hiện đang hoạt động như một chuyên gia tư vấn khẩn cấp tại bệnh viện Daisy Hill ở Bắc Ireland

Robot phẫu thuật: đây có thể nói là ứng dụng đem lại nhiều lợi ích cho nền y học của nhân loại. Trong những ca phẫu thuật quan trọng, đòi hỏi sự khéo léo và chính xác tuyệt đối, thì những robot đã phát huy được tối đa hiệu quả của mình. Có thể kể tới một số loại điển hình như:

  • Hệ thống phẫu thuật PRECEYES – một con robot được thiết kế để thực hiện các cuộc phẫu thuật trong võng mạc, tức bề mặt ở đằng sau nhãn cầu. Một bác sỹ phẫu thuật sẽ sử dụng cần gạt (joystick) để điều khiển cánh tay di động của hệ thống PRECEYES. Các bác sỹ có thể gắn lên cánh tay này nhiều dụng cụ hỗ trợ, và vì hệ thống này là một con robot, nên nó không hề bị tình trạng “run tay” mà ngay cả những bác sỹ con người vững vàng nhất cũng có thể gặp phải
Hệ thống phẫu thuật PRECEYES
Hệ thống phẫu thuật PRECEYES
  • Robot phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận, ung thư bàng quang, ung thư đại – trực tràng, ung thư phổi, cắt nang ống mật chủ, tạo hình khúc nối bể thận -niệu quản, ung thư gan,…
  • Hệ thống định vị robot Modus V Synaptive phẫu thuật u não, giúp xử lý những khối u nhỏ nằm ở những vị trí phức tạp mà con người không thể làm được.
Hệ thống định vị robot Modus V Synaptive
Hệ thống định vị robot Modus V Synaptive
  • Robot phẫu thuật siêu nhỏ Versius: được mô phỏng theo cánh tay con người và có thể thực hiện một loạt các thủ thuật nội soi bao gồm chữa thoát vị, phẫu thuật đại trực tràng, phẫu thuật tuyến tiền liệt, tai, mũi và cổ mà chỉ cần rạch một lỗ nhỏ mà không cần dùng đến mổ phanh như phẫu thuật truyền thống.
Robot Versius
Robot Versius
  • Robot “rắn” do Công ty OC Robotics tại Bristol (Anh) chế tạo có chiều dài 30cm, có thể điều khiển từ xa bởi một bác sĩ phẫu thuật giỏi và được thiết kế để đi đến những nơi mà các bác sĩ không thể tiếp cận được trong cơ thể bệnh nhân. Robot này cho phép hực hiện các cuộc phẫu thuật ít xâm lấn nhất, đó là đi vào cơ thể bệnh nhân thông qua một vết rạch nhỏ trên da. Không chỉ vậy, chúng còn giúp bác sĩ phẫu thuật nhìn thấy và “cảm nhận” tình trạng bên trong cơ thể bệnh nhân nhờ được trang bị các camera và cảm biến.’
Robot “rắn”
Robot “rắn”
  • Robot phẫu thuật mang tên Mirosurge do trung tâm không gian vũ trụ DLR của Đức được bác sĩ điều khiển từ xa, nhưng họ có thể gắn nhiều công cụ khác nhau cho nó và sử dụng 1 hoặc cả 4 “cánh tay” của nó trong ca phẫu thuật. Nhờ được trang bị các cảm biến trên mọi khớp của cánh tay nên Mirosurge có thể tránh được các cú va chạm trong khi thao tác, đồng thời giúp bác sĩ thực hiện các ca phẫu thuật ít xâm lấn với độ chính xác và an toàn cao hơn.