Những nghiên cứu khoa học “cứu cánh” cho giao thông Việt Nam

Hiện nay, những giải pháp hỗ trợ cho giao thông tại Việt Nam đang rất được Chính phủ quan tâm và tạo nhiều điều kiện hỗ trợ. Các trường đại học cũng tích cực khuyến khích giảng viên và sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học để phát triển giao thông tại nước nhà.

Hệ thống cảnh báo ngủ gật, ngăn tai nạn giao thông

Hệ thống cảnh báo ngủ gật của sinh viên Đại học Duy Tân
Hệ thống cảnh báo ngủ gật của sinh viên Đại học Duy Tân

Với thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng, hệ thống cảnh báo ngủ gật sử dụng FPGA của 2 sinh viên Nguyễn Thế Đức và Hồ Văn Chương đến từ Khoa Điện – Điện tử (Đại học Duy Tân) được đánh giá cao về tính khả thi và dễ dàng lắp đặt trên các xe ô tô.

Khi lắp đặt trên xe, camera của hệ thống sẽ đặt đối diện với tài xế và thu lại các trạng thái hình ảnh khuôn mặt của tài xế. Qua camera giám sát bằng cách dò tìm, so sánh trạng thái khuôn mặt gần đây nhất trong bộ lưu trữ cơ sở dữ liệu, để đưa ra thông số về độ mở mắt với mức phân tích chuỗi hình ảnh liên tục theo tỉ lệ 5 khung hình/giây. Sau khi thấy dấu hiệu thiếp đi của tài xế, hệ thống sẽ có loa phát ra tín hiệu cảnh báo. Ngoài ra, tần suất mệt mỏi qua từng giờ của tài xế cũng được hệ thống lưu lại và tính toán xác suất để đưa ra cảnh báo trước, giúp ngăn ngừa xảy ra tai nạn giao thông.

Để có thể hoàn thành dự án, hai chàng sinh viên đã phải vận dụng rất nhiều kiến thức đã học về Vi điều khiển, Hệ thống Nhúng và Machine Learning.

Robot dẫn người qua đường

Robot dẫn người qua đường có thể phát ra tiếng nói
Robot dẫn người qua đường có thể phát ra tiếng nói

Sau nhiều năm nghiên cứu, nhóm sinh viên Đại học Duy Tân (Tp. Đà Nẵng) đã thiết kế thành công robot dẫn đường cho du khách, người già và trẻ em khi tham gia giao thông. Robot cao 1,9 m, đội mũ bảo hiểm, tay phải cầm gậy có gắn hệ thống đèn, tay trái dẫn khách qua đường. Robot được gắn hàng chục thiết bị cảm biến siêu âm tiên tiến, có khả năng đọc và xử lý tình huống linh hoạt. Khi có người tới gần cần giúp đỡ, robot sẽ nói: “Tôi là robot dắt người qua đường. Mời bạn ấn nút khởi động, tôi sẽ dắt bạn qua đường”.

Người có nhu cầu chỉ nhấn nút màu đỏ dưới chân, robot sẽ tự động dẫn họ qua đi. “Khi tới đích, robot sẽ nói lời tạm biệt rồi quay về vị trí xuất phát. Mỗi lần sang đường, robot mất 1,5-2 phút. Nó có thể hoạt động trên 50 lượt mới hết pin”

Hệ thống cảnh báo kẹt xe thông minh

Đây là đề tài nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Quốc tế Tp. HCM (Đại học Quốc Gia Tp. HCM).

Hệ thống bao gồm các cảm biển tự động, cơ hoặc camera giám sát được lắp đặt tại những điểm thường xảy ra kẹt xe. Khi nhận thấy mật độ tập trung xe trên 80% và vận tốc xe chuyển động dưới 4km/h (tức tình trạng kẹt xe đang xảy ra), hệ thống sẽ tự động báo về trung tâm điều khiên. Tại đây, tin nhắn SMS sẽ tự động gửi cảnh báo tới các bảng đèn LED được bố trí trên mà hệ thống đưa ra giải pháp giúp người đang tham gia giao thông rẽ trái hoặc rẽ phải để tránh kẹt xe.

Hệ thống hỗ trợ giám sát và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông

Mô hình của hệ thống
Mô hình của hệ thống

Hệ thống sử dụng công nghệ xử lý ảnh cho phép nhận dạng và quản lý dữ liệu ảnh chụp phương tiên giao thông vi phạm trật tự an toàn giao thông từ máy bắn tốc độ chuyên dụng của cảnh sát giao thông (CSGT) hoặc từ các nguồn khác. Trên cơ sở nhận dạng và quản lý biển kiểm soát của các phương tiện giao thông lưu thông trên các tuyến đường có gắn camera quan sát, hệ thống phát hiện và cảnh báo các phương tiện vi phạm để CSGT xử lý người điều khiển phương tiện vi phạm.