Cơ hội nghề nghiệp
Mức lương ngành Điện tử Công nghiệp
Lương ngành Điện tử Công nghiệp bao nhiêu? Công việc cụ thể là gì? Câu hỏi thắc mắc chung của nhiều Phụ Huynh và Thí sinh trước mỗi kỳ tuyển sinh hàng năm. Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay tại bài viết dưới đây nhé!
Điện tử Công nghiệp là công việc gì?
Điện tử Công nghiệp là nghề mà các kỹ sư điện tử thực hiện các việc như: bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị hệ thống điện tử trong dây chuyền sản xuất , thiết bị điện tử công nghiệp. Bên cạnh đó người kỹ sư ngành này còn có thể thực hiện các việc quan trọng khác như lắp ráp, bảo dưỡng các công cụ liên quan đến mạch điện, thiết bị điện…
Việc làm và mức lương hiện nay
Ngành Điện điện tử luôn là ngành học có triển vọng việc làm tốt trong những năm gần đây đặc biệt trong thập kỷ tới là kỷ nguyên dành cho những kỹ sư làm việc trong lĩnh vực Điện tử Công nghiệp.
Vậy Ngành Điện tử Công nghiệp ra trường làm gì?
Các công việc của kỹ sư Điện tử Công nghiệp cụ thể sau khi ra trường:
– Khai thác vận hành các hệ thống và thiết bị điện – điện tử , các dây chuyền sản xuất ở các xí nghiệp, nhà máy.
– Thiết kế và thi công các hệ thống điều khiển tự động, dây chuyền sản xuất công nghệ.
– Tổ chức và triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống điện – điện tử.
– Kiểm tra, bảo trì có hệ thống, thiết bị cho nhà máy, khu dân cư, khu công nghiệp
– Vận hành, bảo trì hệ thống phân phối điện năng, máy phát điện
– Tính toán, sửa chữa, vận hành, kiểm tra các thiết bị điện, máy điện AC, biến áp…
Mức lương bao nhiêu?
Mức lương ngành Điện tử Công nghiệp bao nhiêu? Câu trả lời tùy thuộc vào năng lực làm việc, chức vụ, đặc trưng công việc và quy mô doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:
– Lương kỹ sư Điện tử Công nghiệp mới ra trường – chưa có kinh nghiệp dao động khoảng từ 5-8 triệu/tháng
– Đối với các kỹ sư có trình độ cao, thành thạo ngoại ngữ, kinh nghiệm mức lương lên tới hàng chục triệu đồng/tháng
Có thể nói Kỹ sư Điện tử Công nghiệp là một trong những ngành nghề “hot” tại các quốc gia hiện nay, trong đó có Việt Nam tuy nhiên ngành học này đòi hỏi phải trang bị tốt về kiến thức, kỹ năng, niềm đam mê, tính cẩn thận, chính xác và kiên trì
Cách đăng ký ngành Điện tử Công nghiệp ( Điện tự động) tại ĐH Duy Tân
Mã ngành Điện tử Công nghiệp ( Điện tự động) : 7510301 (110)
Tại Đại học Duy Tân, ngành Điện Tự Động được đào tạo theo quy trình CDIO – Quy trình chuẩn về đào tạo kỹ sư của thế giới. Trường cũng chú trọng đầu tư cơ sở vật chất hiện đại giúp sinh viên có được môi trường học tập tốt nhất. Hàng năm, các giảng viên khoa đã có nhiều công bố khoa học trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế WPC, IET Communications, Wireless Communications and Mobile Computing, Electronics and Electrical Engineering, IETE Journal of Research, tham gia báo cáo tại các hội nghị trong nước và quốc tế như VTC, ICCE, NICS, SigTelCom, ATC, I4CT, WSCES… Hiện nay, Khoa có 05 phòng thí nghiệm (Viễn thông cao cấp, Vi xử lý, Điện tử, Điều khiển logic, Máy điện) và 02 trung tâm hỗ trợ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của khoa (Trung tâm Điện – Điện tử CEE và Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông). Các phòng thí nghiệm được trang bị các thiết bị mới, hiện đại, đáp ứng nhu cầu dạy và học cũng như nghiên cứu khoa học cho giảng viên và sinh viên của Khoa.
Link xem thông tin ngành học, tuyển sinh, cách đăng ký xem tại : http://duytan.edu.vn/tuyen-sinh
Pingback: Học Điện tử Việt Nam, cơ hội làm tại Nhật | Ngành Điện tử